T5, 12 / 2021 10:46 sáng | helios

Măng tươi là nguyên liệu yêu thích của các bà nội trợ khi xây dựng thực đơn mâm cơm hàng ngày cho gia đình mình. Măng tươi có thể thiên biến vạn hóa thành nhiều món ngon khác nhau qua đôi bàn tay khéo léo của những người  đầu bếp tại gia. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xử lý măng tươi để loại bỏ độc tố. Bài viết dưới đây sẽ mang tới cho bạn kiến thức về cách khử độc hết đắng nhanh chóng!

Măng tươi có độc không? 

Hàm lượng Cyanide ( gốc Acid (-CN)  chứa trong măng tươi rất cao mà hợp chất của nó mang đặc tính cực độc. Ước tính trong 1 kg măng tươi chứa tới khoảng 230mg cyanide. Nếu ăn quá nhiều cyanide lập tức biến thành acid cyanhydric (HCN) dưới tác động của  các enzym đường tiêu hóa. 

Đây là chất gây ngộ độc và có hại cho cơ thể. Nếu một người ăn khoảng 200g măng tươi chưa luộc thì glucid kết hợp với vị chua dạ dày sẽ tạo ra 50mg axit HCN có thể gây chết người. Người bị ngộ độc sẽ gặp những triệu chứng như khó thở, chóng mặt, buồn nôn, liệt cơ, mất nhận thức, co giật và gây ngừng thở,….

Đặc biệt, dạo gần đây nhiều tiểu thương thiếu lương tâm còn sử dụng những hóa chất vô cùng nguy hiểm để ngâm măng. Các chất như vàng ô, lưu huỳnh,…. đều là những hóa chất dùng trong công nghiệp và tuyệt đối cấm sử dụng làm phụ gia thực phẩm.  

Măng tươi có độc không? 

6+ cách xử lý măng tươi không bị đắng, khử độc hiệu quả  

Măng tươi là món ăn ngon và thường xuất hiện trong mâm cơm gia đình Việt. Mặc dù trong măng có chất độc nhưng nếu bạn biết cách chọn măng tươi ngon và xử lý đúng cách thì đấy không còn là điều đáng lo ngại

Với tính chất hòa tan trong nước và bay hơi khi đun sôi của Axit cyanhydric (HCN) thì bạn chỉ cần sơ chế măng đúng cách thì có thể thưởng thức món măng tươi an toàn. Cùng Trang Nội Trợ khám phá 8 bí quyết nấu ăn khử độc tố măng tươi nhé!

Cách 1: Cách xử lý măng tươi – Luộc măng qua nước sôi nhiều lần 

Trong danh sách các cách xử lý măng tươi, luộc măng nhiều lần là cách đơn giản mà đem lại hiệu quả vô cùng lớn. Cách thực hiện như sau

  • Măng sau khi mua về thì bóc hết vỏ măng (bẹ lá) rồi đem đi rửa sạch
  • Mang đi thái lát rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút. Sau đó đem đi rửa sạch lại
  • Đun sôi nước và cho măng vào luộc nhiều lần. Xả bằng nước sạch sau mỗi lần luộc
  • Luộc đến khi thấy măng mềm và bớt đắng thì có đã có thể dùng để chế biến các món ăn khác nhau.

 Cách 2: Dùng rau ngót để loại bỏ độc tố trong măng tươi 

  • Bóc vỏ măng rồi thái lát nhỏ măng
  • Luộc măng qua 1 lần với nắm rau ngót 
  • Luộc đến khi măng chín thì nhấc nồi ra chắt hết nước nóng
  • Đổ nước lạnh vào vào nồi  rồi vớt bỏ nắm lá rau ngót
  • Xả lại với nước lạnh rồi có thể đem đi chế biến các món ăn 

Cách 3: Cách xử lý măng tươi – Ngâm cùng nước vôi trong

Nước vôi trong thường để xử lý các loại măng độc và siêu đắng vô cùng hiệu quả. Dưới đây là cách xử lý măng tươi bằng nước vôi trong

  • Sơ chế măng tươi: bóc vỏ, bỏ hết lớp bẹ lá bên ngoài
  • Ngâm với nước vôi trong 
  • Sau đó, đem măng vào nồi nước sôi để luộc 2-3 lần
  • Đổ bỏ nước luộc đầu tiên rồi tiếp tục đem đi luộc 
  • Khi thấy nước luộc trong thì vớt măng ra khỏi nồi 
  • Khi luộc cần chú ý mở nắp nồi để bay hết độc tố ra bên ngoài
  • Đem măng đi rửa với nước sạch là có thể chế biến

Cách 4: Ngâm qua nước muối

Ngâm qua nước muối

  • Trước khi chế biến món ăn cùng măng tươi, người dùng nên ngâm qua nước muối
  • Khi sử dụng măng tươi để chế biến món ăn thì luộc lại hoặc chần qua nước nóng
  • Muối măng chua cũng là một lựa chọn tuyệt vời. Vừa có thể loại bỏ độc tố trong măng tươi mà cũng là một món ăn ngon vô cùng đưa cơm

Cách 5: Dùng ớt và nước vo gạo loại bỏ vị đắng trong măng tươi

  • Để nguyên vỏ măng tươi, rửa qua nước sạch 1 lần rồi xếp gọn vào trong nồi đun
  • Bỏ vào nồi 1-2 quả ớt đã bỏ hạt 
  • Sau đó, đổ nước gạo vào ngập măng
  • Bật bếp và đun trong khoảng 30 phút
  • Đến khi thấy măng mềm thì tắt bếp và để nguội
  • Vớt măng ra và bỏ hết lớp vỏ
  • Xả qua nước sạch vài lần 
  • Khi thấy măng không còn vị đắng là bạn đã có thể đem đi chế biến các món ăn rồi đấy

Cách 6: Cắt lát mỏng, xé sợi ngâm nước sạch qua đêm 

Cách này tuy rằng tốn thời gian nhưng gần như có thể loại bỏ độc tố hoàn toàn

  • Sơ chế bằng cách lột bỏ hết vỏ như các cách xử lý măng tươi ở trên mà Trang Nội Trợ đã đề cập
  • Cắt lát  thành từng miếng hoặc xé sợi nhỏ vừa ăn 
  • Đem đi ngâm qua đêm trong chậu nước sạch để khử độc và bớt đắng
  • Ngày hôm sau lấy măng ra rửa một lần với nước sạch là có thể dùng được

Cắt lát mỏng, xé sợi ngâm nước sạch qua đêm 

Cách 7: Ngâm qua nước gạo và luộc măng tươi

Như đã nói ở trên về cách xử lý măng tươi với ớt, thì ở cách này bạn có thể không dùng ớt mà chỉ cần ngâm qua nước gạo thì vẫn có tác dụng khử độc ở măng tươi. Tuy nhiên thời gian ngâm măng trong nước gạo cần lâu hơn

  • Măng khi hái về thì bỏ vỏ, rửa sạch rồi đem đi luộc 2-3 lần trong nước sôi
  • Ngâm măng với nước vo gạo trong 2 ngày. Cần phải chú ý thường xuyên thay nước vo gạo 2 lần/ ngày
  • Khi măng mềm và hết chất đắng là có thể sử dụng

Cách 8: Ngâm nước lạnh

  • Sơ chế măng tươi
  • Rửa qua nước sạch
  • Xé sợi hoặc thái lát mỏng rồi đem đi ngâm trong thau nước lạnh
  • Để ngâm qua một đêm là có thể loại bỏ vị đắng và độc tố trong măng tươi
  • Hôm sau, rửa qua với nước một lần rồi có thể dùng ngay

Cách chọn măng tươi ngon, an toàn 

  • Chọn măng tươi không bị héo, không cong vẹo, giòn nhưng non, bề mặt không xuất hiện các đốm, không có lá vàng, vỏ mỏng, nhiều nước
  • Củ măng có hình thoi với mùi thơm tự nhiên đặc trưng của măng
  • Không mua những củ măng mà có mùi hôi hay hắc của hóa chất
  • Những củ măng quá trắng hay màu vàng đậm có thể đã ngâm qua hóa chất tạo màu. Vì vậy cần nên tránh
  • Khi sờ tay vào lớp vỏ thì không bị dính, măng có những đường vân trên thân là tươi ngon
  • Nên lựa chọn những địa chỉ uy tín được đóng gói cẩn thận và xuất xứ nguồn gốc rõ ràng

Cách chọn măng tươi ngon

Tìm hiểu thêm: Ăn măng tre có tốt không

Những đối tượng không nên ăn măng tươi

  • Những người có vấn đề về hệ tiêu hóa: măng tươi là thực phẩm khá khó tiêu nên việc ăn măng tươi có thể gây đau bụng. 
  • Trẻ nhỏ và người lớn tuổi: cellulose và axit oxalic là những chất khó tiêu và có thể gây ra tắc ruột nếu ăn nhiều và kết hợp với thực phẩm chứa canxi, sắt và kẽm
  • Trẻ đang dậy thì: Ăn nhiều măng tươi có thể khiến trẻ đang ở tuổi phát triển thiếu canxi, còi xương và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ
  • Phụ nữ mang thai
  • Những người có tiểu sử bị sỏi thận: sỏi thận có thể được tạo ra khi axit oxalic kết hợp với canxi 
  • Những người đau dạ dày: măng chứa acid cyanhydric – một chất độc cho dạ dày nên những người bị đau dạ dày nên tránh ăn măng tươi
  • Những người bị bệnh sốt rét, suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng: các chất trong măng tươi có thể khiến thời gian chữa bệnh lâu hơn và nhiều lúc còn gây nặng hơn

Những đối tượng không nên ăn măng tươi

Lưu ý khi ăn măng tươi 

  • Khi luộc măng tươi luôn luôn phải đổ nước luộc đi rồi rửa lại với nước 1-2 lần vì Acid cyanhydric hoà tan trong nước và dễ bị bay hơi khi đun nóng
  • Không ăn măng ngâm giấm khi chưa đủ thời gian 
  • Tránh ăn măng tươi thường xuyên và chú trọng các bước chế biến trước khi ăn
  • Tuyệt đối không ăn măng sống
  • Măng có mùi lạ tuyệt đối không ăn vì có thể đã ngâm qua hóa chất dược bị hư hỏng

Cách phân biệt măng tươi và măng ngâm hóa chất

Nội dung Màu sắc Mùi hương Độ giòn Độ bóng
Măng tươi – Không ngâm muối: vàng nhạt

– Ngâm muối: thâm đen

Mùi thơm tự nhiên của măng  Ít giòn và giai hơn và khó bẻ gãy Các búp măng không đều và ít bóng
Măng ngâm hóa chất Quá trắng hay vàng đậm do dùng chất vàng ô Hắc, hôi và có mùi hóa chất nồng nặc Giòn, dễ bẻ gãy Bóng và không bị mốc

Cách phân biệt măng tươi và măng ngâm hóa chất

Tạm kết, Măng tươi là món ăn ngon mà bạn không nên bỏ lỡ. Chỉ cần áp dụng theo 8 cách xử lý măng tươi mà Trang Nội Trợ bật mí ở trên là bạn hoàn toàn có thể an tâm và thưởng thức một món ăn hấp dẫn rồi. Bình luận ở phía dưới nếu bạn biết cách chế biến măng an toàn hơn nhé! 

Xem thêm pha nước chanh giải rượu tại đây.

 

Đánh giá bài viết
Bài viết cùng chuyên mục